Khoa Nghiên cứu – Phát triển

 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

  • Năm 2010: Thành lập “Tổ nghiên cứu phát triển phương pháp mới” trực thuộc Phòng Khoa học và Đào tạo, theo Quyết định 292/QĐ-VKNT ngày 06 tháng 12 năm 2010, cử TS. Nguyễn Ngọc Vinh, Viện trưởng làm tổ trưởng, ThS. Nguyễn Thanh Hà (hiện nay là Trưởng Phòng Khoa học và Đào tạo), ThS.Trần Thị Thu Hà (hiện nay là Trưởng Khoa Kiểm nghiệm nguyên liệu) làm tổ phó với 12 nhân sự là các cán bộ nghiên cứu kiêm nhiệm tại các khoa.
  • Năm 2014: Thành lập “Tổ nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học” từ tiền thân là “Tổ nghiên cứu phát triển phương pháp mới” thuộc Phòng Khoa học và đào tạo, theo Quyết định 136/QĐ-VKNT ngày 01 tháng 04 năm 2014, cử ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Phó trưởng Phòng Khoa học và Đào tạo (hiện nay là Phó Trưởng Khoa Kiểm nghiệm Mỹ phẩm) phụ trách tổ với 7 nhân sự.
  • Tháng 3/2015: “Tổ nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học”, sát nhập trực thuộc Khoa Kiểm nghiệm Mỹ Phẩm.
  • Năm 2017: Thành lập “Tổ Nghiên cứu và Phát triển” Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh, theo Quyết định 424/QĐ-VKNT ngày 26 tháng 06 năm 2017, cử PGS.TS. Trần Việt Hùng – Viện trưởng, phụ trách tổ với 5 nhân sự.
  • Năm 2017: Thành lập “Khoa Nghiên cứu – Phát triển” Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại 3 Tổ nghiên cứu nêu trên, theo Quyết định 532/QĐ-VKNT ngày 08 tháng 08 năm 2017, cử PGS.TS. Trần Việt Hùng – Viện trưởng phụ trách Khoa.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

  • Tham gia nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và xây dựng các phương pháp kiểm nghiệm mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá chất lượng thuốc, mỹ phẩm.
  • Nghiên cứu thiết lập và đánh giá công thức một số dạng bào chế; Đề xuất và triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học công nghệ các cấp.
  • Chuyển giao kết quả nghiên cứu và sản phẩm của các đề tài, dự án khoa học công nghệ nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra chất lượng và phát triển các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm.
  • Tổ chức triển khai, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các phương pháp phân tích mới phục vụ công tác kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm;
  • Nghiên cứu thiết lập công thức bào chế một số dạng thuốc, mỹ phẩm và đánh giá chất lượng, hiệu quả;
  • Tổ chức chuyển giao kết quả nghiên cứu đã hoàn thành cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm nhằm phát triển các sản phẩm thuốc mới phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân;
  • Kiểm nghiệm nguyên liệu, thành phẩm

THÀNH TÍCH

  • Nghiên cứu phát hiện một số chủng vi sinh vật phân hủy dung môi hữu cơ sử dụng trong xử lý dung môi thải ngành kiểm nghiệm (2017 – 2018)
  • Nghiên cứu chiết xuất và bào chế cao định chuẩn từ cây Diếp Cá (Houttuynia Cordata Thunb.) (2017 – 2019)
  • Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ khai thác, bảo tồn và phát triển một số chế phẩm từ nấm Linh chi họ Ganodermataceae Donk tại khu vực Tây Nguyên (2018 – 2020)
  • Khảo sát nghiên cứu bào chế cao Linh chi (Extractum Ganoderma lucidum (Fr.) Karst.) giàu nguyên sinh chất từ bào tử nấm Linh chi phá vách bằng công nghệ sinh học và chiết xuất siêu tới hạn (SFE) (2017 – 2018)
  • Đánh giá hoạt tính kháng phân bào của cao chiết từ nhựa cây sake (Atocarpus altilis) lên tế bào gốc ung thư vú
  • Nghiên cứu tổng hợp 2-amino-1-(4-nitrophenyl) propan-1,3-diol làm tạp chuẩn dùng trong công tác kiểm nghiệm các chế phẩm chứa cloramphenicol