Sản phẩm y tế giả bao gồm kit chẩn đoán in vitro, sử dụng
trong phòng ngừa, phát hiện, điều trị hoặc chữa COVID – 19
Thông tin này cảnh báo người tiêu dùng, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cơ quan y tế có biện pháp đối phó khi ngày càng nhiều sản phẩm y tế giả mạo công bố tác dụng ngăn chặn, phát hiện, điều trị hoặc chữa COVID-19.
Đại dịch bệnh coronavirus (COVID-19) (do virut SARS-CoV-2) gây ra đã làm tăng nhu cầu về thuốc, vắc-xin, chẩn đoán và thuốc thử, tất cả đều liên quan đến COVID-19, tạo ra cơ hội cho một số người phân phối các sản phẩm y tế giả có chủ đích.
Sự kiểm soát chặt chẽ được yêu cầu từ tất cả các tác nhân liên quan trong việc mua sắm, sử dụng và quản lý các sản phẩm y tế, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng hiện tại hoặc liên quan đến COVID-19.
1. PHÂN BIỆT SẢN PHẨM GIẢ MẠO TRONG KIT CHẨN ĐOÁN VÀ THUỐC THỬ PHÒNG THÍ NGHIỆM
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận được nhiều báo cáo liên quan đến kit chẩn đoán in vitro (IVD) và thuốc thử trong phòng thí nghiệm giả sử dụng phát hiện SARS-CoV-2. Vui lòng tham khảo Danh sách khẩn cấp của WHO tại https://www.who.int/diagnostics_laboratory/EUL/en/ để cập nhật danh sách kit chẩn đoán được WHO phê chuẩn cho sử dụng lâm sàng. Đến nay, tám quốc gia (Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Liên bang Nga, Singapore, Hàn Quốc, Hoa Kỳ) đã liệt kê IVDs để chẩn đoán COVID-19 dựa trên các đánh giá tự công bố theo quy định. Xin lưu ý rằng, tại Liên minh Châu Âu, việc tuân thủ quy định kiểm soát đối với chẩn đoán SARS-CoV-2 là do nhà sản xuất tự khai báo.
Để hỗ trợ các quốc gia thành viên và các bên liên quan, WHO đã công bố đường link liên kết đến danh sách khẩn cấp này, cùng với chi tiết liên hệ. Đường link này cung cấp thông tin về IVD được phép sử dụng trong khu vực tài phán của Diễn đàn kiểm soát thiết bị y tế quốc tế (International Medical Device Regulators Forum), cũng như các chính sách và hướng dẫn.
WHO sẽ cung cấp các phiên bản cập nhật khi có thông tin mới.
Người sử dụng được khuyến khích kiểm tra thông tin ghi nhãn đối chiếu với thông tin được niêm yết bởi các cơ quan quản lý để đảm bảo sở hữu sản phẩm chính hãng. Thông tin này có thể bao gồm tên sản phẩm, mã sản phẩm, ngày hết hạn, hướng dẫn sử dụng và chi tiết nhà sản xuất.
2. THUỐC VÀ VẮC-XIN GIẢ
Ở giai đoạn này, WHO không khuyến nghị bất kỳ loại thuốc nào để điều trị hoặc chữa khỏi COVID-19. Tuy nhiên, các liên kết nghiên cứu (tham khảo https://news.un.org/en/story/2020/03/1059722), chủ trì bởi WHO, đang xem xét phương pháp điều trị tiềm năng đối với COVID-19.
Ở thời điểm này, chưa có vắc-xin để ngăn ngừa COVID-19. Sản phẩm tự xưng là vắc-xin phòng bệnh COVID-19 có thể coi là giả mạo và có thể gây ra rủi ro đáng kể cho sức khỏe cộng đồng.
Các trang web không được kiểm soát cung cấp thuốc hoặc vắc-xin, đặc biệt là các trang web che giấu địa chỉ hoặc số điện thoại cố định, thường là nguồn không được cấp phép, không đạt tiêu chuẩn và là các sản phẩm y tế giả mạo. WHO đã được thông tin về các trang web khác nhau tuyên bố bán các sản phẩm có thể điều trị hoặc ngăn ngừa COVID-19. Những sản phẩm như vậy có khả năng là thuốc giả. Ngoài ra, một số trang web có thể cung cấp quyền truy cập dễ dàng vào các loại thuốc hợp pháp mà không thực sự có sẵn.
Người mua và người tiêu dùng nên đặc biệt cảnh giác với những gian lận trực tuyến như vậy và nên có sự kiểm soát gắt gao khi mua bất kỳ sản phẩm y tế nào, dù trực tuyến hay không.
WHO đề nghị các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm y tế giả mạo này tăng cường cảnh giác trong các chuỗi cung ứng bao gồm bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế, nhà bán buôn, nhà phân phối, nhà thuốc và bất kỳ nhà cung cấp sản phẩm y tế nào khác.
Nếu bạn đang sở hữu sản phẩm trên, vui lòng không sử dụng. Nếu bạn đã sử dụng sản phẩm y tế giả mạo này, hoặc nếu bạn gặp phải một tác dụng phụ hoặc không thấy hiệu quả như mong đợi, ngay lập tức than khảo ý kiến từ một chuyên gia y tế có trình độ và đảm bảo rằng họ báo cáo sự cố cho Cơ quan Quản lý Thuốc của Bộ Y tế hay quốc gia / Trung tâm cảnh giác dược quốc gia.
Tất cả các sản phẩm y tế phải được lấy từ nguồn chính thức và đáng tin cậy. Tính xác thực và tình trạng của các sản phẩm này nên được kiểm tra cẩn thận. Tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế trong trường hợp nghi ngờ.
Cơ quan y tế quốc gia được yêu cầu thông báo ngay cho WHO nếu sản phẩm y tế giả mạo này được phát hiện ở nước họ. Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc sản xuất, phân phối hoặc cung cấp sản phẩm y tế này, vui lòng liên hệ với rapidalert@who.int.
Hệ thống giám sát và giám sát toàn cầu của WHO cho các sản phẩm y tế không đạt tiêu chuẩn và giả mạo
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của chúng tôi: ww.who.int/medicines/regulation/ssffc/en/
Nguồn www.who.int/medicines/publications/drugalerts/