Omicron thay đổi cuộc chơi cho vắc xin Covid-19

Kent Sepkowitz là bác sĩ và chuyên gia kiểm soát nhiễm trùng tại

Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York.

Biến thể vi rút corona Omicron hiện đang lây lan với tốc độ nhanh. Ba tuần sau khi nó được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ, nó đã trở thành chủng vi rút corona chiếm ưu thế, chiếm 73% tổng số trường hợp nhiễm mới, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.

Dữ liệu đã được thu thập ở Nam Phi, nơi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra biến thể này từ các mẫu được thu thập vào ngày 12 tháng 11 và nước Anh, nơi biến thể được phát hiện vào ngày 27 tháng 11, điều này đã cho thấy  số ca nhiễm covid tăng theo cấp số nhân đặt thêm một gánh nặng căng thẳng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe đã bị bủa vây do sự gia tăng của những người sốt, đau nhức và các triệu chứng covid 19 khác. Rất may, hầu hết các báo cáo cho đến nay chứng minh rằng nhiễm thể Omicron, liên quan đến Delta hoặc các biến thể khác, gây nhiễm trùng ít nghiêm trọng hơn, với tỷ lệ ca nhập viện và tử vong thấp hơn.

Các thông tin gây sự chú ý liên quan đến chủng ngừa. Tuy nhiên, lần này, nó không chỉ là về những người chưa được tiêm chủng – mặc dù họ vẫn có nguy cơ nhiễm trùng cao. Thay vào đó, đáng lưu tâm là tỷ lệ Omicron được chứng minh là kháng vắc-xin cao trong số những người được nhận hai mũi tiêm vắc-xin mRNA (Moderna hoặc Pfizer/ BioNTech).

Trong vài tuần qua, từ khả năng tác dụng với Omicron và cả bằng chứng rõ ràng về khả năng miễn dịch giảm dần đối với biến thể Delta sau sáu tháng, các cơ quan y tế khuyến khích mạnh mẽ những người đã được tiêm chủng cần nhận liều thứ ba – liều tăng cường thật khẩn trương.

Thêm mũi thứ ba rõ ràng cũng có hiệu quả chống lại Omicron, với dữ liệu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) về vắc-xin Pfizer cho thấy hiệu quả bảo vệ sau ba liều có thể đạt khoảng 80%. Dữ liệu sơ bộ từ Đại học Hoàng gia London về cả hai loại vắc-xin mRNA được sử dụng ở Mỹ đặt hiệu quả bảo vệ với liều thứ ba từ 55% đến 80%.

Như cựu giám đốc NIH Francis Collins và các nhà lãnh đạo Vương quốc Anh đã lưu ý, khả năng miễn dịch tăng cường cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng, ngay cả khi một nhiễm trùng đột ngột xảy ra.

Tất cả những hiện tượng đối nghịch để đưa ra cách tiếp cận tốt nhất đã tạo ra sự không đảm bảo. Nhiều lần trong quá khứ các chuyên gia về vắc xin và sức khỏe cộng đồng đã từng trải qua sự điều chỉnh giữa chừng. Ví dụ, vào năm 2009, khi đối mặt với đại dịch cúm H1N1, các chuyên gia đã quyết định bổ sung một loại vắc xin bổ sung, mới được chế tạo vào mũi tiêm phòng cúm theo mùa thông thường. Do thời gian sản xuất kéo dài nhiều tháng đối với vắc xin cúm, nên biện pháp khắc phục đưa ra – vắc xin mới sử dụng cùng một công nghệ cũ – đã không hiệu quả khi đại dịch đã qua đi.

Ở quan điểm khác, các chuyên gia đã xác định rằng việc tiêm bổ sung một loại vắc-xin đã có sẵn (còn gọi là “mũi tăng cường”) được khuyến nghị để giảm bớt sự gia tăng từ quan sát về các trường hợp “đột phá”: các chương trình vắc-xin để ngăn ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella, cùng các bệnh nhiễm trùng khác, đã được điều chỉnh một mũi tiêm bổ sung sau khi quan sát thấy sự gia tăng kháng thể bền vững trong số các trường hợp đã được tiêm chủng.

Thêm vào đó, khái niệm tiêm vắc-xin muci ba hoặc thậm chí mũi bốn để khởi động khả năng miễn dịch ban đầu là khá quen thuộc đối với các quan chức y tế cộng đồng. Một ví dụ về điều này là chương trình thành công đáng kể của Hoa Kỳ nhằm hạn chế bệnh viêm gan B với một loạt ba loại vắc xin toàn diện. Đối với một số người có phản ứng ban đầu chậm chạp (5% đến 15% dân số nói chung), cần phải tiêm đợt thứ hai gồm ba mũi – tất cả là sáu loại vắc xin – để tạo miễn dịch.

Tất cả đều được thực hiện một cách khoa học, không ồn ào và không có sự phản đối hay đe dọa từ công chúng. Điều này cũng được thực hiện mặc dù không có ca nhiễm “đột biến”, điều bị coi là thảm họa hoặc bằng chứng rõ ràng về sự thất bại của chương trình vắc-xin từ nhận định tiêu cực và những lời hứa sai lệch hoặc từ mục đích chính trị và lợi ích kinh tế của các công ty dược lớn.

Vậy tất cả những thứ này đưa cho chúng ta đến đâu? Rõ ràng, tất cả mọi người đều phải được tiêm nhắc lại và sẽ là lâu dài hoặc cho đến khi một nhóm vắc-xin mới chứng minh hiệu quả hơn. Lịch tiêm vắc-xin Covid-19 tiêu chuẩn phải là một loạt ba vắc-xin cho tất cả mọi người, với khả năng tiêm chủng bổ sung nếu cần dữ liệu chứng minh. Nói tóm lại, chúng ta cần có một tư duy linh hoạt về những gì tạo nên “loạt vắc xin chính” và cởi mở tư duy với khả năng rằng, cũng như rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác, chúng ta có thể cần tăng cường khả năng miễn dịch định kỳ. Về vấn đề này, cần lưu ý rằng Israel, quốc gia dẫn đầu về vắc-xin mũi thứ ba, hiện đã bắt đầu sử dụng vắc-xin mũi thứ tư sau khi chứng kiến ​​những đột biến vài tháng sau vắc-xin thứ ba.

Những tháng sắp tới sẽ rất đáng sợ vì chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến ​​các trường hợp mắc Covid tăng lên, nhưng cũng sẽ rất thú vị trên mặt trận bào chế vắc xin. Ví dụ, một loại vắc xin mới có vẻ rất có tương lai khi sử dụng công nghệ hạt nano tái tổ hợp để cung cấp một protein đột biến covid 19 cho hệ thống miễn dịch của cơ thể vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL), một điều kiện tiên quyết để phân phối vắc xin cho các quốc gia theo chương trình COVAX.

Tuy nhiên, hiện tại, đối với những người đã được tiêm phòng ba lần, sự xuất hiện của Omicron ngay khi lễ Giáng sinh và Năm mới sắp bắt đầu là điều cực kỳ đáng nản lòng đối với ngành y tế, nó có thể gây ra tiếp nỗi đau, nhưng chắc chắn không đến nỗi thảm khốc.

Đối với những người chưa được tiêm chủng thì chúng ta lại tiếp tục chích ngùa. Như Tổng thống Joe Biden đã dự báo chính xác và dứt khoát, dựa trên hiểu biết hiện tại của về Omicron, những người không có khả năng miễn dịch có thể dự đoán một “mùa đông bệnh tật nghiêm trọng và cái chết.” Có lẽ sự tăng vọt của Omicron sẽ thực hiện được những gì mà Alpha và Delta không làm được: thuyết phục mọi người bảo vệ sức khỏe của chính họ và cộng đồng của họ. Có thể hy vọng về một mùa xuân vĩnh hằng.

Cuối cùng, sự xuất hiện đột ngột của biến thể Omicron hung hãn cũng có thể dạy cho chúng ta rằng không thể đoán trước được thời gian, cách thức và địa điểm xuất hiện của biến thể covid 19 tiếp theo. Đối với giải pháp cho năm mới, có lẽ tất cả chúng ta nên không ngừng cố gắng.

Nguồn: https://edition.cnn.com/2021/12/24/opinions/omicron-and-covid-19-vaccines-sepkowitz/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *